Các doanh nghiệp dựa vào ERP để cắt giảm các chi phí bằng cách loại bỏ các quy trình dư thừa và tự động hóa các tác vụ thông thường mà còn cho phép nhân viên truy cập vào thông tin quan trọng để đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn. Trong bài viết này, Grant Thornton sẽ đề cập đến các ERP Trends cho năm 2023.
Nội Dung Trang
Cloud ERP
Trong những năm trước, đa phần các doanh nghiệp sử dụng on-premises ERP ( ERP tại chỗ) và giao phó các công việc hay các ứng dụng kinh doanh cho các ứng dụng đám mây.

Tuy nhiên đến hiện nay điều đó đã thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp đang áp dụng ERP Cloud như một giải pháp để triển khai các công việc đơn giản hơn, hiệu quả với chi phí thấp hơn. Gia tăng thêm tính linh hoạt, ít cần đến các tài nguyên công nghệ thông tin nội bộ và khả năng thêm người dùng dễ dàng với sự phát triển kinh doanh vượt bậc.
Trải qua đại dịch Covid 19 đã chứng tỏ thêm giá trị quan trọng của ERP Cloud đối với doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phần mềm ERP tại chỗ, một phần nữa vì các ứng dụng ERP Cloud cho phép nhân viên của anh chị hoàn thành công việc của họ ở bất kì đâu chỉ cần có kết nối Internet. Một khảo sát nhỏ tại Anh đã cho thấy các doanh nghiệp chuyển đổi sang ERP đã tiết kiệm khoảng 20% chi phí dự kiến cho doanh nghiệp.
ERP hai tầng
Trước đây, nhiều doanh nghiệp cố gắng triển khai một hệ thống ERP duy nhất cho cả trụ sở chính và các văn phòng trong khu vực hay các trụ sở công ty con. Nhưng trên thực tế cách tiếp cận với ERP này thường tốn kém và rất khó thực hiện. Các công ty con có các yêu cầu chuyên biệt, không cần đầy đủ các chức năng trên hệ thống so với công ty mẹ nên phải vật lộn tìm cách tiếp cận nhiều chức năng ERP mà không sử dụng tới.
Đó là lí do tại sao ERP hai tầng là một trong những xu hướng ERP hàng đầu vào năm 2023. ERP hai tầng là chiến lược cho phép các tổ chức tận dụng khoản đầu tư của họ vào các hệ thống ở công ty mẹ, trong khi hệ thống ERP của công ty con được vận hành bằng một giải pháp ERP khác đơn giản hơn.
Các công ty mẹ có thể sử dụng hệ thống ERP để quản lý tài chính, các quy trình cốt lõi về nhân sự, quản lý. Trong khi các công ty con có thể sử dụng các giải pháp đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của họ như quản lý đơn hàng, các hoạt động về bán hàng. Hiệu quả của xu hướng này phụ thuộc một phần vào khả năng trao đổi dữ liệu giữa các tầng. Một số giải pháp ERP hai tầng bao gồm các khả năng tích hợp sẵn để tích hợp với hệ thống ERP của công ty.
Những ưu điểm của xu hướng này có các ưu điểm như làm giảm thiểu chi phí hơn so với việc trang bị hệ thống ERP cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Giải pháp cấp 2 có thể đơn giản để triển khai và cung cấp cho các công ty con sự linh hoạt để đáp ứng với các điều kiện kinh doanh thay đổi. Ngoài ra cách tiếp cận hai tầng có thể phù hợp hơn cho các tổ chức ở chế độ tăng trưởng cao.
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số đề cập đến việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số ngày nay vào tất cả các chức năng kinh doanh để cải thiện hoạt động hàng ngày. Cách tiếp cận này thường thúc đẩy doanh thu và khả năng cạnh tranh, giúp gia tăng năng suất của nhân viên và cải thiện các dịch vụ khách hàng.

Vì một bộ phận ERP thường liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của một công ty, nên đây là một nơi bắt đầu quan trọng để doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số bằng các giải pháp ERP hiện đại. Báo cáo xu hướng ERP năm 2022 của Accenture đã chỉ ra ¾ các doanh nghiệp ở Anh đang sử dụng nền tảng ERP Cloud như một cách để hiện đại hóa cho doanh nghiệp. Tích hợp để dễ dàng quản lý, phân tích nâng cao các chỉ số của công ty.
Công nghệ khác tích hợp với ERP
Mặc dù ERP hiện đại là yếu tố chính trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, nhưng nó chỉ là một phần trong các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ. Các doanh nghiệp đang tích hợp các ứng dụng kinh doanh khác để cải thiện quy trình cốt lõi. Một số doanh nghiệp tích hợp ERP vào thương mại điện tử để cải thiện quy trình đặt hàng trực tuyến, tự động kích hoạt thực hiện đơn hàng, cập nhật mức tồn kho và ghi nhận thanh toán.
Trong năm 2023 cũng sẽ chứng kiến các sự kết nối lớn hơn giữa truyền thông mạng xã hội với ERP. Bằng cách xem hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của khách hàng tiềm năng. Từ đó doanh nghiệp có thể phát triển sự hiểu biết đầy đủ hơn với đối tượng của họ, cho phép họ nâng cao các chiến lược tiếp thị số và trải nghiệm khách hàng. Bằng cách tích hợp dữ liệu từ các tương tác trên mạng xã hội với lịch sử đặt hàng và giao tiếp với khách hàng, các doanh nghiệp có thể tối ưu tối đa quy trình bán hàng và các thử nghiệm mới để nhắm vào mục tiêu bán hàng.
Cá nhân hóa
Trước đây, các nền tảng ERP với các ngôn ngữ và chức năng rất khó tùy chỉnh theo nhu cầu chuyên biệt của từng doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên giờ đây các tổ chức có thể tận dụng các lợi thế của nền tảng ERP trên ERP Cloud để cấu hình dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có một loạt các giải pháp ERP mới để phù hợp với nhu cầu của các ngành cụ thể.
Khi các công ty tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm phù hợp, được cá nhân hóa hơn cho khách hàng, họ cần các hệ thống ERP có thể đáp ứng những nhu cầu đó với các tính năng như bảng thông tin có khả năng tùy chỉnh cao hơn. Một xu hướng ERP mới nổi trội là người dùng hỗ trợ, đàm thoại dựa trên AI và chat bot, có thể diễn giải giọng nói hoặc văn bản của người dùng và trả lời các câu hỏi của khách hàng dựa trên hệ thống thông tin khách hàng và đơn hàng được lưu trữ trong ERP.
Mobile ERP
Các nhà cung cấp ERP đã cung cấp các thiết bị hỗ trợ di động trong một thời gian và các ứng dụng dành cho thiết bị di động đang dần phổ biến. Các giải pháp ERP đang phát triển để cung cấp quyền truy cập mọi lúc mọi nơi vào các dữ liệu kinh doanh quan trọng, cho phép nhân viên thực hiện các nhiệm vụ dù ở bất kể đâu.

Các ứng dụng ERP trên phiên bản mobile cũng được thiết kế với các giao diện thân thiện cho người dùng có thể giúp người dùng hoàn thành công việc khi họ không ở trên máy tính. Nhân viên hoàn thành các tác vụ như báo cáo chi phí, ghi nhật ký cuộc gọi và theo dõi thời gian, đồng thời họ có thể xem trạng thái của các quy trình công việc quan trọng được phê duyệt từ điện thoại của mình.
Mobile ERP là cung cấp các dữ liệu trong thời gian hiện tại và chuyên sâu, đồng thời mang lại lợi ích quan trọng bao gồm khả năng truy cập từ xa, năng suất làm việc của nhân viên được cải thiện, thu thập dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn.
Trên đây là các thông tin liên quan đến các xu hướng ERP nổi bật trong năm 2023 mà Grant Thornton muốn chia sẻ đến anh (chị). Nếu bạn đang có nhu cầu cần được tư vấn về giải pháp doanh nghiệp, ERP thì hãy nhanh chóng liên hệ với Grant Thornton qua hotline: +84 8 3910 9100 hoặc +84 4 3850 1686 để được hỗ trợ nhé!