Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp
Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp và các doanh nghiệp lớn đều có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý sản xuất. Bởi đây là khâu mang yếu tố quyết định quá trình hoạt động của đơn vị có diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hay không. Nếu anh/chị cũng đang tìm hiểu những phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, hãy cùng Grant Thornton tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Trang
Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp là gì?
Quản lý sản xuất là một khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp. Công việc quản lý sản xuất này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các nhà máy. Vì nó trực tiếp giám sát, điều phối và đảm bảo sản xuất đúng tiến độ theo kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra. Hiện nay có 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả thường được các doanh nghiệp sản xuất áp dụng:
- Phương pháp đơn chiếc: Đây là phương pháp hướng tới sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhỏ (chiếc). Vì quy mô nhỏ nên doanh nghiệp không cần lập quy trình công nghệ chi tiết cho từng sản phẩm mà chỉ quy định các việc mang tính chất chung chung.
- Phương pháp quản lý sản xuất theo nhóm: Phương pháp này áp dụng thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, công cụ để sản xuất từng loại chi tiết riêng lẻ. Chúng được làm cho cả nhóm, dựa trên những chi tiết ghép đã chọn.
- Phương pháp tổ chức quản lý dây chuyền: Đặc điểm chính của sản xuất dây chuyền là tính liên tục. Vì vậy, để đảm bảo tính liên tục, đơn vị cần phân chia quy trình sản xuất thành một trình tự hợp lý nhất. Mỗi nơi làm việc được phân công sẽ chuyên môn hóa một bước công việc nhất định.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Thông thường, quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp sẽ trải qua 4 công đoạn chính dưới đây.
- Đánh giá năng lực sản xuất: Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường tiềm năng của mình đạt đến mức nhu cầu nào. Nhờ có sự đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết cách cân đối năng lực của mình để xem đáp ứng được yêu cầu của khách hàng ở mức nào.
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường và kinh nghiệm sản xuất thực tế, nhà quản lý cần lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để tiến hành sản xuất sản lượng theo kế hoạch.
- Quản lý giai đoạn sản xuất: Ở giai đoạn này, người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo đúng tiến trình đã định đảm bảo tính chặt chẽ và hợp lý nhất để giảm thiểu mọi sai sót phát sinh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp anh/chị. Vì vậy vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm tra sản phẩm của doanh nghiệp phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định ban đầu.

Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp mình, anh/chị sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dưới đây là một số mô hình tổ chức quản lý sản xuất mà bạn có thể tham khảo.
- Bộ phận quản lý: Bộ phận này thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng, phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận trung tâm của hoạt động sản xuất, giữ các chức năng quan trọng. Đây là bộ phận tham mưu của Ban Giám đốc công ty lập kế hoạch tổ chức sản xuất, phân bổ nguồn lực đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp sản xuất các sản phẩm chính. Tại bộ phận này, nguyên vật liệu sau khi qua chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận sản xuất chính, đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính được diễn ra liên tục và đều đặn.
- Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra các loại sản phẩm phụ.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Đây là bộ phận được tổ chức nhằm đảm bảo việc cung cấp, dự trữ, phân phối, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm và công cụ lao động.

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp
Nếu anh/chị đang phân vân về phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả, anh/chị hãy xem một số gợi ý dưới đây nhé!
Phương pháp tổ chức dây chuyền
Ở phương pháp quản lý sản xuất này, các bước sẽ được chia thành công việc nhỏ nhằm tạo ra một trình tự hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu về thời gian sản xuất đã định trước đó. Mỗi bộ phận sẽ thực hiện những công việc khác nhau phù hợp nên sẽ được cung cấp và trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc đó. Quá trình này sẽ được vận hành ở một chế độ hợp lý và có các bộ phận kiểm soát chất lượng, sản lượng sản phẩm.
Phương pháp sản xuất theo nhóm
Đối với phương thức sản xuất này, quy trình sản xuất và công nghệ, máy móc, công cụ được thiết kế để chia sẻ cho cả nhóm. Miễn là phương pháp quản lý này phù hợp với các chi tiết đã chọn trước đó.
Phương pháp đơn chiếc
Phương pháp này được sử dụng trong tổ chức sản xuất, gia công sản phẩm đơn chiếc hoặc đơn hàng nhỏ. Với phương pháp này, doanh nghiệp chỉ xác định những công việc chung chung cần thực hiện chứ không cần lập trình kỹ thuật công nghệ cho từng sản phẩm.
Nếu như anh/chị đang muốn tìm kiếm một công cụ tích hợp quản lý sản xuất cho doanh nghiệp hiệu quả, anh/chị có thể tham khảo giải pháp Sap Business One hoặc Oracle Netsuite. Đây là một ứng dụng giải pháp doanh nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như: Tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý doanh nghiệp; Cung cấp thông tin khi cần thiết, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn; Đồng bộ dữ liệu giúp giảm thiểu sai lệch, tránh phải nhập liệu nhiều lần; Tốc độ xử lý nhanh theo thời gian thực và giao diện thân thiện với người dùng, ngay cả đối với những người không chuyên về công nghệ thông tin.
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp quản lý sản xuất doanh nghiệp mà Grant Thornton muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn quan tâm và cần được tư vấn chi tiết về phần mềm giải pháp doanh nghiệp, hãy liên hệ với Grant Thornton qua hotline: +84 8 3910 9100 để được hỗ trợ nhé!
