Thủ tục kiểm toán là hoạt động do kiểm toán viên thực hiện với mục đích là để thu thập bằng chứng kiểm toán cụ thể liên quan đến mục tiêu kiểm toán. Thế nào là thủ tục kiểm toán? Hãy cùng Grant Thornton tìm hiểu những thông tin liên quan đến kiểm toán là gì và các thủ tục kiểm toán trong bài viết sau.
Thủ tục kiểm toán là gì? Vì sao cần thủ tục kiểm toán?
Thủ tục kiểm toán là một công việc cụ thể do bộ phận kiểm toán thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán. Trong báo cáo kiểm toán, thủ tục kiểm toán sẽ mang lại những lợi ích nhất định như: Thu thập bằng chứng, đánh giá cuộc kiểm toán. Kiểm tra các sai lệch trọng yếu, sự không nhất quán của các thông tin so với dự kiến ban đầu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trên báo cáo tài chính.
[caption id="attachment_2174" align="aligncenter" width="800"]
Nét đặc trưng của thủ tục kiểm toán là gì?
Thứ nhất: Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Vì vậy, kiểm toán viên cần cân nhắc trong quá trình sử dụng để thực hiện các cam kết kiểm toán sao cho đúng quy trình và đảm bảo độ chính xác.
Thứ hai: Mục đích của kiểm toán viên là xác định các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đáng tin cậy. Từ đó, đạt được sự hiểu biết nhất định về rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất.
Thứ ba: Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy từ ba giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán.
[caption id="attachment_2175" align="aligncenter" width="800"]
Phân loại thủ tục kiểm toán
Có mấy loại thủ tục kiểm toán? Ở nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng khám phá các thủ tục kiểm toán.
Thủ tục kiểm tra đánh giá chi tiết nghiệp vụ
Kiểm tra nghiệp vụ là kiểm tra quá trình tiến hành và thực hiện công việc kiểm toán trong một tổ chức, doanh nghiệp. Điều này không chỉ đảm bảo mọi thứ đều đúng quy định mà còn nhanh chóng phát hiện những sai sót còn tồn tại. Từ đó có thể để đưa ra giải pháp, phương án điều chỉnh kịp thời cho doanh nghiệp.
Thủ tục phân tích trong kiểm toán
Thủ tục phân tích là nghiên cứu về mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Từ đó, kiểm toán viên có thể so sánh và nhận biết các xu hướng hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh. Cuối cùng là đánh giá rủi ro kiểm toán và khoanh vùng các lỗi còn tồn đọng. Do đó, quy trình phân tích cho phép chúng ta rút ra kết luận mà không cần kiểm tra quá nhiều mẫu.
Có thể nói thủ tục phân tích trong kiểm toán là thủ tục có giá trị khai thác bằng chứng kiểm toán cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
Thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư
Kiểm tra chi tiết số dư là quá trình thu thập bằng chứng giúp đánh giá tính chính xác của số dư tài khoản của một thực thể kinh doanh và các giao dịch kế toán khác trong báo cáo tài chính. Có thể nói, việc kiểm tra chi tiết thủ tục số dư giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán với độ tin cậy cao.
[caption id="attachment_2176" align="aligncenter" width="800"]
Quy trình thực hiện kiểm toán
Trong thủ tục kiểm toán, quy trình dịch vụ kiểm toán uy tín bao gồm 3 bước cơ bản:
Bước 1: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là bước đầu tiên và cần thiết trong quy trình của thủ tục kiểm toán. Mục đích của bước này là để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả về mặt thời gian và chất lượng. Đồng thời giúp phân công công việc hợp lý giữa các kiểm toán viên, đảm bảo sự phối hợp thủ tục kiểm soát với nhau được diễn ra trôi chảy hơn.
Bước 2: Thực hiện một số thủ tục kiểm toán cơ bản
Đây là giai đoạn thực hiện các nội dung chủ yếu của chương trình kiểm toán. Thực chất là thực hiện các công việc cụ thể trong kiểm toán và bao gồm các công việc sau: Ghi nhận hiện trạng hoạt động kinh doanh, đánh giá hệ thống kế toán…
Lưu ý: Ngay cả khi kế hoạch kiểm toán được hoạch định cụ thể và kỹ lưỡng thì trong quá trình thực hiện vẫn có thể phát sinh những tình huống ngoài ý muốn. Để đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên có thể thực hiện các điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp điều chỉnh thì phải có căn cứ chứng minh hợp lệ và phải được ghi vào biên bản.
Bước 3: Hoàn tất, lập báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn thành các thủ tục trong cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên chính hoặc trưởng đoàn kiểm toán tổng hợp kết quả. Từ đó đánh giá lại toàn bộ công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện.
[caption id="attachment_2177" align="aligncenter" width="800"]
Những lợi ích của ERP cho thủ tục kiểm toán
Báo cáo tài chính đa dạng
Các gói kế toán độc lập cung cấp các báo cáo tài chính cơ bản như báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán,... Ngược lại, ERP cung cấp nhiều loại báo cáo đa dạng hơn. Các ví dụ bao gồm dự báo dòng tiền dựa trên quản lý hàng tồn kho và trạng thái đơn đặt hàng cũng như các khoản phải thu với quy trình đặt hàng của khách hàng. Những báo cáo này cung cấp nhiều hơn là dữ liệu tài chính. Chúng giúp anh (chị) quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Tự động hóa được quy trình
Tự động hóa giúp tăng hiệu quả của thủ tục kiểm toán. Bằng cách áp dụng ERP và kiểm toán, việc tự động hóa quy trình công việc giữa hai hệ thống sẽ dễ dàng hơn. Khi sử dụng ERP cho kiểm toán, nhiều nhiệm vụ kiểm toán và tài chính có thể được tự động hóa hoàn toàn. Chẳng hạn, anh(chị) có thể sắp xếp hợp lý các khoản phải thu và quản lý các khoản phải trả và quản lý tiền mặt. Tự động hóa cũng cho phép anh(chị) theo dõi các giao dịch tài chính nhanh hơn.
Mức độ kiểm soát cao hơn
Sử dụng ERP cho kiểm toán cho phép kiểm soát nhiều hơn đối với doanh nghiệp của mình. Anh (chị) có thể thấy tác động cuối cùng của các sự kiện và quyết định trong thời gian thực
Không phát sinh nhiều lỗi
Nhập dữ liệu thủ công lên hệ thống là dễ bị lỗi. Chúng bao gồm các chữ số được chuyển đổi và tên khách hàng không chính xác, … Những điều này có thể gây ra lỗi tính toán, sau đó sẽ mất thời gian để giải quyết. Anh (chị) cũng có thể xem ai đã làm gì đối với mỗi giao dịch, trong trường hợp cần truy tìm lỗi sai trong quá trình kiểm toán.
Trên đây là các thông tin liên quan đến thủ tục kiểm toán mà Grant Thornton muốn chia sẻ đến anh (chị). Nếu bạn đang có nhu cầu cần được tư vấn về giải pháp doanh nghiệp, ERP và đặc biệt là dịch vụ kiểm toán, kiểm toán thì hãy nhanh chóng liên hệ với Grant Thornton qua hotline: +84 8 3910 9100 hoặc +84 4 3850 1686 để được hỗ trợ nhé!