Mỗi năm, doanh nghiệp sẽ phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền trước thời hạn quy định. Vì vậy, việc lập báo cáo tài chính và nộp đúng hạn là vô cùng quan trọng. Vậy báo cáo tài chính của doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây Grant Thornton sẽ cùng anh/chị tìm hiểu nhé!
Thế nào là báo cáo tài chính của doanh nghiệp? Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính là khi nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu quy định phù hợp với chuẩn mực kế toán.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính hằng năm. Theo đó, thời điểm nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định như sau: Đối với doanh nghiệp nhà nước
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Với ông ty mẹ, tổng công ty nhà nước thì chậm nhất 45 ngày. Tổng công ty nhà nước, các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn quy định của công ty mẹ.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ hoặc tổng công ty nhà nước thì chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ đúng thời hạn quy định.

Đối với doanh nghiệp khác
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Còn đối với các đơn vị kế toán khác thì chậm nhất là 90 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên đúng thời hạn quy định.
Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng. Ở nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mục đích và vai trò của báo cáo tài chính.
Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người cần nó để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Những người cần sử dụng thông tin báo cáo tài chính bao gồm những người bên trong tổ chức là giám đốc, người quản lý, cổ đông. Những người bên ngoài tổ chức như nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan chính phủ…
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là báo cáo tổng hợp trình bày toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Ngoài ra, báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, tiêu biểu là:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Báo cáo tài chính doanh nghiệp thể hiện thực trạng tài sản, tình hình, kết quả kinh doanh sau một thời gian hoạt động. Từ đó, nhà quản lý sẽ phân tích và đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời, nhằm quản lý tài sản tốt hơn.
- Đối với các cơ quan nhà nước như tài chính, kiểm toán ngân hàng, thuế… báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và là tài liệu quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp.
- Đối với nhà đầu tư: Nhìn vào báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhà đầu tư biết được năng lực tài chính, tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư sẽ biết đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Các thành phần của báo cáo tài chính doanh nghiệp
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường được lập thành một bộ báo cáo bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nó cho biết quy mô và mối quan hệ giữa tài sản mà công ty kiểm soát với vốn hình thành tài sản đó.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh, lãi lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Về cơ bản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện chi tiết tình hình thu nhập, chi tiêu và biến động dòng tiền của doanh nghiệp. Nó được phân chia cụ thể theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dòng tiền ra của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng giá trị âm, trong khi dòng tiền vào là số dương.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm giải thích và cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các số liệu trình bày trên Báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Đặc điểm kinh doanh.
- Chế độ kế toán áp dụng và chuẩn mực kế toán.
- Chính sách kế toán.
- Bổ sung thông tin cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
- Thông tin bổ sung cho các mục trên báo cáo thu nhập.
- Thông tin bổ sung cho các mục trên dòng tiền.
Ngoài ra, chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để lập báo cáo tài chính cũng rất quan trọng. Việc lựa chọn các chính sách và phương pháp kế toán khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng so sánh của các thông tin trên báo cáo tài chính giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải điều chỉnh những chênh lệch này để nâng cao tính chính xác trong phân tích, so sánh giữa các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính.
[caption id="attachment_2260" align="aligncenter" width="800"]
Như vậy, thông qua nội dung trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về vai trò cũng như mục đích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu anh/chị có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ tuân thủ báo cáo tài chính. Tức là dịch vụ giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính tuân thủ theo cả yêu cầu về các quy định và chuẩn mực kế toán Việt nam thì hãy tham khảo Grant Thornton thông qua website: http://localhost/ nhé!

