Những vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng ảnh hưởng lớn đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng được xem là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và chuyển đổi giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, chuyển nguyên liệu, quá trình vận chuyển chuyển xử lý hàng tồn kho, sản xuất… Vì vậy, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp khá phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Bài viết này, Grant Thornton sẽ cùng anh/chị tìm hiểu về hoạt động này.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là tập hợp các tổ chức, thông tin, con người, hoạt động, nguồn lực liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Chuỗi cung ứng ở đây bao gồm cả nhà cung cấp, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển, nhà sản xuất, bán hàng và khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng là kiểm soát, giám sát, điều hành mọi hoạt động sản xuất, tồn kho, địa điểm, chi nhánh phân phối, vận chuyển… Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng là một phạm vi rộng, bao hàm toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp

Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò gì?

Việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp như sản xuất, kinh doanh, xây dựng. Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng càng được thể hiện trong tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng cao thông qua giá bán cũng như giá thu mua ngày càng bị quản lý chặt chẽ hơn.

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có tác động lớn đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng sử dụng lĩnh vực thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Nếu quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Chuỗi cung ứng ảnh hưởng lớn đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng ảnh hưởng lớn đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp

Những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng

Để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, nhà quản lý chuỗi cung ứng cần nắm bắt xu hướng thị trường và ghi nhớ những lưu ý dưới đây.

Nền kinh tế thay đổi nhanh chóng

Bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng khốc liệt, sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ngành hàng, mặt hàng khác nhau đã tạo nên sức ép không hề nhỏ đối với các nhà quản trị chuỗi cung ứng. Nắm bắt được xu hướng đổi mới của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh hơn.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa chi phí và nâng cao thế mạnh cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Hàng hóa cũng nhờ vậy mà được cung cấp đến tay khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

Luồng dữ liệu liền mạch

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giúp đảm bảo nguồn dữ liệu luôn liền mạch trong hệ thống chuỗi cung ứng. Hàng hóa được cung cấp theo tiêu chí thuận lợi và nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được chất lượng cho khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp sử dụng SCM (Quản lý chuỗi cung ứng) để quản lý hệ thống các điểm cung cấp của một công ty cho người mua hàng, dịch vụ. Do SCM có giới hạn về thời gian nên người quản trị cần sử dụng những bộ công cụ hỗ trợ phù hợp để đảm bảo quá trình lưu dữ liệu luôn liền mạch.

Nếu anh/chị đang muốn tìm một phần mềm giải pháp doanh nghiệp thì giải pháp ERP tối ưu cho ngành sản xuất – SAP Business One sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực, giúp anh/chị giải quyết tất cả các vấn đề trên.

Kiểm soát chi phí

Nếu doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí sẽ là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, thì doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thành thấp hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên, giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc.

Chi phí vận chuyển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang hướng đến địa phương hóa trong quy trình phân phối sản phẩm cuối cùng cho người dùng để giảm chi phí vận tải. Vấn đề này cũng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Quản lý chuỗi cung ứng tốt có thể tối ưu hóa được giá bán của sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng
Quản lý chuỗi cung ứng tốt có thể tối ưu hóa được giá bán của sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng

Cấu hình mạng lưới phân phối

Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, nhiều yếu tố khách hàng cũng bị thay đổi. Tất cả những điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp nên lựa chọn vị trí và công suất của nhà kho để xác định hiệu suất sản xuất cho từng sản phẩm tại mỗi nhà máy. Từ đó có những chiến lược thay đổi phù hợp nhất nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các chiến lược phân phối

Doanh nghiệp cần đề ra chiến lược phân phối phù hợp để hàng hóa được lưu thông liền mạch trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng cho các đơn vị bán lẻ. Hơn nữa, kế hoạch định lượng nhà kho là điều cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng điều hành sản xuất, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp để giảm chi phí bán hàng.

Kiểm soát tồn kho

Kiểm tra sự tồn tại của kho hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo số lượng hàng hóa luôn ở mức tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu cần thiết và cấp bách. Lượng tồn kho phải đạt được theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp, tránh trường hợp cháy hàng, không đủ nguồn hàng để cung ứng cho thị trường.

Các hợp đồng cung ứng

Hợp đồng cung ứng là điều kiện cần thiết để đối tác thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ với doanh nghiệp. Hợp đồng cần được xác định rõ các điều kiện về chất lượng hàng hóa, giá cả, số lượng, thời gian giao hàng… để đảm bảo quyền lợi của 2 bên. Doanh nghiệp cần đưa ra những điều khoản có lợi và chiết khấu cao phù hợp với từng dự án.

Thiết kế sản phẩm

Mặc dù thiết kế lại sản phẩm sẽ khiến cho doanh nghiệp của anh/chị phát sinh nhiều chi phí. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hàng tồn kho và giá thành sản phẩm cũng tăng cao. Nhưng đây là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với xu hướng đổi mới của thị trường.

Nhân sự

Vấn đề về nhân sự trong quản lý chuỗi quản lý cung ứng là một thách thức lớn cho doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi nhân sự phải có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến ​​thức chuyên sâu để giải quyết các công việc một cách hiệu quả. Do đó doanh nghiệp cần có những tiêu chí và yêu cầu mang tính chất định lượng cao khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí này.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là một hoạt động vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp sản xuất. Nếu anh/chị đang muốn tìm kiếm công cụ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, hãy tham khảo SAP Business One. SAP Business One là giải pháp ERP tích hợp, hợp lý hóa tất cả các chức năng và quy trình quan trọng của doanh nghiệp từ kế toán, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đến quản lý chuỗi cung ứng và mua hàng. Khi triển khai SAP Business One, vấn đề quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp của anh/chị không còn là điều lo ngại.

Sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chính xác và hiệu quả hơn
Sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chính xác và hiệu quả hơn

Như vậy, Grant Thornton đã chia sẻ đến anh/chị một số thông tin quan trọng về quản lý chuỗi cung ứng. Nếu anh/chị đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến phần mềm này, đừng quên liên hệ với Grant Thornton qua hotline: +84 8 3910 9100 để được tư vấn nhé!

Grant Thornton cung cấp tư vấn giải pháp công nghệ số

Scroll to Top