Các doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý các quy trình cốt lõi để hiểu chúng đang hoạt động như thế nào và chúng có thể cải thiện ở đâu. Các hệ thống công nghệ thông tin kinh doanh như hệ thống MES và hệ thống ERP đều giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình và cung cấp thông tin mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần để chủ động tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giải thích các điểm khác biệt giữa hệ thống MES và ERP ở những điểm nào ?
Nội Dung Trang
Hệ thống MES là gì ?
Hệ thống thực thi sản xuất (MES) là phần mềm cho phép các doanh nghiệp theo dõi, giám sát và thu thập các dữ liệu về hàng tồn kho và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. MES sử dụng các công cụ, cảm biến về mã vạch để cung cấp các dữ liệu theo thời gian về các hoạt động của sàn sản xuất, bao gồm các chuyển động của hàng tồn kho khi chuyển từ nguyên liệu thô sang thành phẩm. Hệ thống MES cung cấp một lớp các chứng năng nhất định giữa các hệ thống kiểm soát quy trình, cung cấp cho những người quyết định dữ liệu họ cần làm gì để cho nhà máy sản xuất hiệu quả hơn và tối ưu hóa sản xuất.

Bất kỳ ai tham gia sản xuất, từ người quản lý nhà máy đến kỹ sư quy trình và người vận hành đều là người dùng chính của hệ thống MES. Bằng cách giám sát dữ liệu sản xuất trong toàn bộ chu trình sản xuất thì hệ thống MES cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng hiển thị dữ liệu theo thời gian thực mà họ cần để đánh giá hiệu suất sản xuất và đưa ra quyết định giúp giảm thời gian chu kỳ, cắt giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lãng phí.
Tóm lại thì MES là một giải pháp Công nghệ thông tin thu thập, theo dõi và giám sát dữ liệu sản xuất trong toàn bộ chu trình sản xuất. Bằng các cách cải thiện khả năng hiển thị trong chu trình sản xuất thì MES cung cấp cho doanh nghiệp các dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt có thể cải thiện hiệu suất sản xuất.
Lợi ích của hệ thống MES là gì ?
Các hệ thống MES ở mỗi nhà máy là khác nhau tùy thuộc vào mục đích hoặc loại hàng sản xuất. Hệ thống MES tích hợp vào nhà máy để thu thập thông tin theo thời gian, hỗ trợ các hoạt động vận hành và sản xuất.

Hệ thống MES cũng có thể duy trì và đánh dấu các trường hợp đặc biệt trong việc sản xuất, giúp người quản lý có thể xác định được các điểm bất thường hoặc có vấn đề để kịp thời sửa chữa. Các lợi ích này giúp doanh nghiệp thực hiện các thay đổi lớn với hệ thống, dây chuyền sản xuất của mình để có thể hoạt động với tiềm năng cao nhất, tận dụng tốt tài sản, vật liệu để có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Với các thông tin chuyên sâu do hệ thống MES cung cấp, một doanh nghiệp có thể xác định chính xác và giải quyết các vấn đề về chất lượng và năng suất cũng như các hợp lý hóa các quy trình đặt hàng và thực hiện sản xuất. Cải thiện quản lý tồn kho, nâng cao chất lượng và năng suất, giảm chi phí, giảm thời gian giao hàng và tăng độ tin cậy của việc giao hàng.
Dữ liệu do MES thu thập là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với các tổ chức quan tâm đến việc bắt đầu áp dụng những tiến bộ trí tuệ nhân tạo AI gần đây trong sản xuất.
Sự khác biệt giữa Hệ thống ERP và MES là gì?
Hệ thống ERP là bộ phần mềm tích hợp mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng để điều hành hầu như mọi khía cạnh trong tổ chức của họ, bao gồm cả việc sản xuất. Sau khi các hoạt động sản xuất được trang bị để thu thập và quản lý dữ liệu theo thời gian thực, các doanh nghiệp bắt đầu xem xét các lợi ích tiềm năng của việc thu thập dữ liệu về tất cả các hoạt động của họ.

Với hệ thống ERP, những người ra quyết định kinh doanh có thể quản lý tất cả các khía cạnh hoạt động của họ từ một hệ thống duy nhất, tích hợp liền mạch với cơ sở dữ liệu trung tâm ở lõi. Chế độ xem thống nhất về dữ liệu doanh nghiệp của hệ thống ERP cho phép công ty tự động hóa các quy trình kinh doanh và tạo thông tin chuyên sâu về nhiều phòng ban, cho phép các nhà quản lý xác định các cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả.
Hệ thống MES tập trung hẹp hơn vào các hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp, hỗ trợ các quyết định về sản xuất và hàng tồn kho cũng như đưa vào tự động hóa kho hàng. MES có thể là phần mềm độc lập hoặc nó có thể là một thành phần của hệ thống ERP.
Tích hợp hệ thống MES và hệ thống ERP cho doanh nghiệp
Đối với các công ty sản xuất sử dụng các giải pháp MES độc lập, việc tích hợp chúng với hệ thống ERP của họ sẽ mang lại những lợi thế đáng kể. Với tích hợp MES-ERP, các công ty có thể phối hợp hoạt động sản xuất với quản lý chuỗi cung ứng, hàng tồn kho, bán hàng và dịch vụ khách hàng, dẫn đến dự báo nhu cầu chính xác hơn, quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, dòng tiền tốt hơn và cuối cùng là cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
Netsuite ERP là một hệ thống dựa trên đám mây giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh cốt lõi và cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực về hiệu quả hoạt động và tài chính. Với một bộ ứng dụng tích hợp, duy nhất để quản lý kế toán, xử lý đơn đặt hàng, quản lý hàng tồn kho, sản xuất, chuỗi cung ứng và hoạt động kho hàng, NetSuite ERP mang đến cho các công ty khả năng hiển thị rõ ràng về dữ liệu của họ và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Các tổ chức đã triển khai MES có thể tích hợp nó với ERP của NetSuite. Nhưng không giống như một số hệ thống ERP khác có ít khả năng hơn, NetSuite cũng cung cấp mô-đun sản xuất, vì vậy không cần phải mua MES riêng. Mô-đun sản xuất của NetSuite giúp các nhà sản xuất theo dõi, giám sát và thu thập dữ liệu về các hoạt động sản xuất và nhận thông tin cập nhật nhất trong toàn bộ chu trình sản xuất. Nó cung cấp cả giao diện dựa trên máy quét mã vạch truyền thống, được thiết kế để tăng tốc độ nhập dữ liệu và ứng dụng máy tính bảng tương tác, có giao diện phong phú cung cấp phản hồi tuyệt vời về những gì đang xảy ra trong trung tâm làm việc và/hoặc máy của người dùng.
Trên đây là các thông tin liên quan đến sự khác biệt giữa hệ thống MES và hệ thống ERP mà Grant Thornton muốn chia sẻ đến anh (chị). Nếu bạn đang có nhu cầu cần được tư vấn về giải pháp doanh nghiệp, ERP thì hãy nhanh chóng liên hệ với Grant Thornton qua hotline: +84 8 3910 9100 hoặc +84 4 3850 1686 để được hỗ trợ nhé!
