ERP là một hệ thống đa chức năng mà hầu hết các doanh nghiệp nên sở hữu. ERP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng suất làm việc, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong quá trình điều hành. Ở bài này, Grant Thornton sẽ giới thiệu đến anh chị các thành phần của erp rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Để từ đó, anh chị sẽ có góc nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về sản phẩm này.
Nội Dung Trang
Các thành phần của ERP phổ biến hiện nay
Khi nhắc đến phần mềm giải pháp doanh nghiệp ERP, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà nó đã mang lại cho các doanh nghiệp. Các thành phần của erp hoạt động phổ biến dự theo 6 bộ phận cốt lõi sau đây:
Quản lý chuỗi cung ứng
Xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi doanh nghiệp không có các công cụ tốt nhất để giám sát hoạt động kinh doanh. Các thành phần của erp nổi bật với tính năng quản lý chuỗi cung ứng (SCM) giúp doanh nghiệp giám sát tốt quá trình nhập/xuất hàng hóa của mình. Đây là thành phần rất quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh.
Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho là một trong những tính năng quan trọng trong các thành phần của erp. Nó thường được sử dụng kết hợp với các thành phần khác như CRM, SCM. Một số tính năng chính của thành phần này là quản lý đơn hàng cũng như duy trì mức tồn kho tối thiểu và tối đa của doanh nghiệp.
Trên thực tế, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao quản lý hàng tồn kho luôn là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp. Thành phần quản lý tồn kho trong ERP sẽ luôn đảm bảo lượng hàng tồn kho đủ để bán ra thị trường, cân đối giữa các khâu mua – tồn – sản xuất – bán hoặc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho để tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu tư.

Quản lý tài chính
Thành phần cốt lõi cuối cùng trong các thành phần của erp được đề cập là quản lý tài chính. Vì mọi quy trình kinh doanh đều liên quan đến dòng tiền nên khi kiểm soát tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển.
Module quản lý tài chính với mục tiêu chính là phân tích và theo dõi các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động bao gồm các khoản phải thu, phải trả, doanh thu, lợi nhuận, chi phí … Nó giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu trong quá khứ và có thể tiết lộ xu hướng chi tiêu, giúp chủ doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch chính xác trong tương lai. Cuối cùng, chức năng ERP giúp tăng năng suất và tối ưu hóa thời gian làm việc của nhân viên để mang đến hiệu suất làm việc hiệu quả.
Ngoài các thành phần của erp kể trên, phần mềm ERP còn có một số tính năng khác phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp như: Quản lý rủi ro (Risk Management), Quản lý nguồn lực tiếp thị (Marketing Resource Management), Quản lý đơn hàng (Sales-Order Management), Lập kế hoạch và điều độ nâng cao (Advanced Planning and Scheduling)…

Hệ thống báo cáo quản trị thông minh
Business intelligence (BI), còn được gọi là hệ thống báo cáo quản lý, là một quy trình công nghệ tích hợp mà các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó, hệ thống sẽ khai thác nguồn dữ liệu một cách khoa học giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trong các thành phần của erp, BI tồn tại dưới dạng các biểu mẫu báo cáo số và các bảng, biểu đồ… Các báo cáo quản trị này được hệ thống tổng hợp và phân tích từ dữ liệu nhân viên nhập hàng ngày. Do đó, thời gian thực của BI luôn được đảm bảo.
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng là một hoạt động mà doanh nghiệp cần đề cao. Nhờ tính năng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), doanh nghiệp có thể lưu trữ và theo dõi dữ liệu khách hàng để cải thiện quy trình bán hàng và chiến lược tiếp thị. Nhờ đó, mọi thông tin và vấn đề phát sinh của khách hàng cũng được giải quyết nhanh chóng hơn, mang đến niềm tin và sự hài lòng cho họ.

Quản lý nhân sự
Phân hệ quản lý nhân sự trong phần mềm ERP sẽ xử lý các công việc như quản lý các khoản mục chi phí, tiền lương cho nhân viên.
Việc nộp bảng lương thủ công và phát bảng lương trực tiếp rất mất thời gian và không hiệu quả về chi phí. Thay vào đó, bộ phận nhân sự tự động hóa các khoản thanh toán bao gồm khấu trừ thuế thu nhập và các khoản phúc lợi tích hợp với tính năng chấm công. Điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bộ phận nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.
Tuy nhiên, ERP chỉ quản lý một phần chủ yếu về tài chính liên quan tới nhân sự. Các nghiệp vụ đào tạo, tuyển dụng, chính sách, khen thưởng – kỷ luật cần được quản lý trên phần mềm HRM chuyên sâu.
Grant Thornton – Đơn vị cung cấp phần mềm ERP hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nếu anh chị đang gặp khó khăn trong vấn đề quản lý tồn kho, quản lý khách hàng và tốn kém nhiều chi phí để giải quyết những công việc liên quan đến nhân sự thì hãy tham khảo ERP. Đây là một phần mềm đa nhiệm, các thành phần của erp sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết gọn gàng, nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề trên.
Tại Việt Nam, đơn vị cung cấp phần mềm ERP có sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp về kế toán, tài chính, kiểm toán không nhiều và Grant Thornton là một trong các đơn vị phù hợn. Grant Thornton là một mạng lưới các công ty độc lập cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn Thuế, Tư vấn Kinh doanh và Giải pháp công nghệ quản lý doanh nghiệp, với hơn 56.000 chuyên gia tại hơn 140 quốc gia. Hiện tại, Grant Thornton có quy mô lớn và am hiểu thị trường sâu, rộng, sẽ luôn nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp dù ở bất cứ đâu.

Với những chia sẻ về các thành phần của erp ở bài viết trên, Grant Thornton tin rằng anh/chị đã thấy được những lợi ích to lớn mà ERP mang đến cho doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết những thông tin liên quan đến việc triển khai ERP, anh/chị hãy liên hệ với Grant Thornton qua hotline: +84438501686 để được tư vấn!
